Bài viết mới
  • Tin Tức - Thủ Thuật - Download - Lập Trình

    Tuesday, November 15, 2016

    tự chế robot mini cực đơn giản

    Để có thể chế tạo một rô-bốt, phải đọc qua rất nhiều các tài liệu tham khảo và có thể mất đến hàng tháng trời nghiên cứu. Tuy nhiên, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tự chế một chú rô-bốt đơn giản và có phần thú vị không kém. Và điều tuyệt vời là bạn chỉ mất khoảng… nửa giờ để thực hiện.

    Chuẩn bị
    - 1 Viên pin CMOS và bộ phận giữ pin (có thể lấy từ máy tính hoặc từ đồ chơi trẻ em).
    - 1 Viên pin vuông.
    - 1 Đầu tiếp xúc pin vuông.
    - 2 Đèn LED nhỏ.
    - 1 Thiết bị tạo rung mini.
    - 1 Công tắc nhỏ.
    - 2 Dây thép cứng.
    - Kéo, keo silicon, mỏ hàn chì và vài sợi dây điện loại nhỉ.
    Thực hiện
    
Lắp viên pin CMOS vào bộ phận giữ pin.
    Lắp viên pin CMOS vào bộ phận giữ pin.

    
Lấy 1 đèn LED ra, uống 1 chân vuông gốc và dùng kéo cắt chân này đi.
    Lấy 1 đèn LED ra, uống 1 chân vuông gốc và dùng kéo cắt chân này đi.

    
Đặt chéo chân còn lại của đèn LED vào phía dưới của bộ phận pin CMOS.
    Đặt chéo chân còn lại của đèn LED vào phía dưới của bộ phận pin CMOS.

    
Sau đó dùng mỏ hàn chì để cố định nó lại.
    Sau đó dùng mỏ hàn chì để cố định nó lại.

    
Tiếp tục làm tương tự với đền LED còn lại.
    Tiếp tục làm tương tự với đền LED còn lại.

    
Khi đã cố định xong, bạn hãy thử lại xem 2 đèn LED này đã sáng chưa, nếu chưa hãy kiểm tra lại.
    Khi đã cố định xong, bạn hãy thử lại xem 2 đèn LED này đã sáng chưa, nếu chưa hãy kiểm tra lại.

    
Bây giờ bạn hãy tháo pin CMOS ra để tiết kiệm pin và sang bước tiếp theo.
    Bây giờ bạn hãy tháo pin CMOS ra để tiết kiệm pin và sang bước tiếp theo.

    
Lấy viên pin vuông ra, thao một lớp keo silicon lên cạnh rộng của viên pin.
    Lấy viên pin vuông ra, thao một lớp keo silicon lên cạnh rộng của viên pin.

    
Đặt bộ phận đèn mà ta đã “chế” ở trên lên phần keo để cố định nó lại.
    Đặt bộ phận đèn mà ta đã “chế” ở trên lên phần keo để cố định nó lại.

    
Tiếp theo bạn hãy lắp phần tiếp xúc pin vuông vào viên pin.
    Tiếp theo bạn hãy lắp phần tiếp xúc pin vuông vào viên pin.

    
Sau đó thoa một lớp keo silicon lên viên pin và đặt bộ phận rung lên trên đó để cố định.
    Sau đó thoa một lớp keo silicon lên viên pin và đặt bộ phận rung lên trên đó để cố định.

    
Khi đã cố định xong bộ phận rung, bạn hãy dùng keo để kết nối các dây điện lại với nhau.
    Khi đã cố định xong bộ phận rung, bạn hãy dùng keo để kết nối các dây điện lại với nhau.

    
Bây giờ bạn hãy lấy 2 dây thép cứng ra và uống chúng lại giống như hình trên.
    Bây giờ bạn hãy lấy 2 dây thép cứng ra và uống chúng lại giống như hình trên.

    
Lần lượt cố định 2 chân này vào 2 thân của viên pin bằng keo silicon.
    Lần lượt cố định 2 chân này vào 2 thân của viên pin bằng keo silicon.

    
Tiếp tục thoa 1 lớp keo silicon vào phần “bụng” của rô-bốt và đặt công tắc vào đó để cố định.
    Tiếp tục thoa 1 lớp keo silicon vào phần “bụng” của rô-bốt và đặt công tắc vào đó để cố định.

    
Bạn nhớ hướng đầu công tắc qua 1 bên để tiện cho việc bật/tắt nhé.
    Bạn nhớ hướng đầu công tắc qua 1 bên để tiện cho việc bật/tắt nhé.

    
Công việc tiếp theo bạn cần làm là nối 1 dây điện từ bộ phận tiếp xúc của pin vuông vào công tắc và cô định nó bằng mỏ hàn chì.
    Công việc tiếp theo bạn cần làm là nối 1 dây điện từ bộ phận tiếp xúc của pin vuông vào công tắc và cô định nó bằng mỏ hàn chì.

    
Thế là xong, rô-bốt của chúng ta đã hoàn thành rồi đấy. Bây giờ bạn hãy gắn viên pin CMOS vào để đèn LED được sáng lên.
    Thế là xong, rô-bốt của chúng ta đã hoàn thành rồi đấy. Bây giờ bạn hãy gắn viên pin CMOS vào để đèn LED được sáng lên.

    
Và bật công tắc để rô-bốt của chúng ta hoạt động nhé.
    Và bật công tắc để rô-bốt của chúng ta "hoạt động" nhé.

    Về cơ bản đèn LED sẽ như là 2 “con mắt” của rô-bốt, và thiết bị rung nhờ được cung cấp năng lượng từ viên pin vuông nên nó sẽ rung rất mạnh. Và nhờ vào “4 chân” chúng ta đã gắn vào “thân” rô-bốt, bạn sẽ thấy nó di chuyển rất thú vị!

    Tự chế quạt bàn mini cực kỳ đơn giản chỉ chưa tới 10 phút!

    Và hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục với một hướng dẫn tự chế quạt mini mới, đơn giản dễ thực hiện hơn. Nếu bạn quan tâm, mời tham khảo nội dung sau đây.
    Chuẩn bị
    - 2 Viên pin vuông 9V
    - 1 Quạt tản nhiệt dùng trong máy tính để bàn.
    - Dao nhỏ, kéo và mỏ hàn chì.
    Thực hiện

    
Sau khi tách được phần đầu pin ra, bạn hãy nhẹ nhàng tách nó ra khỏi viên pin. Nếu may mắn, bạn có thể lấy được cả những lõi pin bên trong ra theo.
    Sau khi tách được phần đầu pin ra, bạn hãy nhẹ nhàng tách nó ra khỏi viên pin. Nếu may mắn, bạn có thể lấy được cả những lõi pin bên trong ra theo.

    
Dùng kéo để tách bỏ phần lõi pin ra khỏi phần đầu đầu viên pin.
    Dùng kéo để tách bỏ phần lõi pin ra khỏi phần đầu đầu viên pin.

    
Đây là sản phẩm ta thu được sau khi đã “tách và cắt”.
    Đây là sản phẩm ta thu được sau khi đã “tách và cắt”.

    
Lật ngược phần đầu pin ta đã tách ở trên và sử dụng mỏ hàn để cố định phần dây dẫn của quạt tản nhiệt vào 2 cực của nó.
    Lật ngược phần đầu pin ta đã tách ở trên và sử dụng mỏ hàn để cố định phần dây dẫn của quạt tản nhiệt vào 2 cực của nó.

    
Chờ vài giây để phần hàn nối được khô lại. Lúc này ta sẽ có một chiếc quạt tản nhiệt máy tính với phần dây dẫn như thế này.
    Chờ vài giây để phần hàn nối được khô lại. Lúc này ta sẽ có một chiếc quạt tản nhiệt máy tính với phần dây dẫn như thế này.

    
Công việc còn lại đơn giản chỉ là cắm phần đầu dẫn này vào viên pin còn lại là xong.
    Công việc còn lại đơn giản chỉ là cắm phần đầu dẫn này vào viên pin còn lại là xong.

    
Thế là ta đã có một chiếc quạt mini đơn giản chạy bằng pin rồi đấy!
    Thế là ta đã có một chiếc quạt mini đơn giản chạy bằng pin rồi đấy!

    Chúc bạn thành công.

    Muốn chỉnh ảnh mà lại không có Photoshop? Hãy tham khảo những dịch vụ online miễn phí này

    Bạn yêu thích việc biên tập ảnh nhưng không biết cách sử dụng Photoshop hoặc không thể “tậu” cho mình phần mềm này? Hãy tham khảo bài viết này.

    Biên tập ảnh, hay nói đơn giản là hiệu chỉnh lại hình ảnh ngày nay là một công việc khá thú vị và tương đối dễ thực hiện vì bạn không còn phải trải qua các công đoạn chỉnh sửa phức tạp bằng phần mềm Photoshop như trước đây nữa. Tất cả điều được các nhà phát triển làm cho đơn giản hóa các thao tác, và bạn chỉ việc điều chỉnh lại hình ảnh thông qua thao tác chuột đơn giản, phần còn lại phụ thuộc và tính thẩm mỹ của bạn mà thôi.

    Bài viết này chúng ta sẽ cũng tham khảo qua một số các dịch vụ biên tập ảnh trực tuyến miễn phí tốt nhất có thể thay thế “huyền thoại” Photoshop dành cho người dùng chuyên và không chuyên. Nếu bạn quan tâm, sau đây sẽ là nội dung chi tiết.

    Là sản phẩm của Autodesk, Pixlr được đánh giá là một dịch vụ biên tập ảnh miễn phí nền web tốt nhất hiện nay. Với ưu điểm đơn giản, dễ sử dụng và cung cấp rất nhiều các công cụ xử lí ảnh giúp bạn có thể sáng tạo ra các “tác phẩm” thú vị theo sở thích.

    Pixlr cung cấp cho người dùng 2 phiên bản biên tập ảnh để sử dụng, bao gồm Editor và Express. Nếu bạn yêu thích giao diện Photoshop và muốn được sử dụng đầy đủ các công cụ mà Pixlr cung cấp, hãy chọn Editor. Còn nếu bạn yêu thích sự đơn giản và nhanh chóng, hãy chọn Express.

    Có lẻ nhược điểm duy nhất của Pixlr là nó không cung cấp chi tiết các hướng dẫn để sử dụng các công cụ. Tuy nhiên, các bài đăng trên blog của Pixlr chỉ gợi ý cho bạn các hướng dẫn cơ bản nhưng cũng rất đáng để tham khảo.
    Pixlr còn có phiên bản dành cho Desktop, Android và iOS.

    Nói đơn giản thì đây là phiên bản Photoshop miễn phí do chính Adobe phát triển. Phiên bản này được đóng gói theo dạng ứng dụng nên người dùng sẽ được cung cấp liên kết tải về tùy theo hệ điều hành mà họ sử dụng.

    Về cơ bản có thể xem đây là một ứng dụng biên tập ảnh đơn giản với các công cụ chỉnh sửa ảnh đơn giản và một danh sách các bộ lọc ảnh khá đẹp mắt tương tự như Instagram.

    Nếu bạn chỉ có nhu cầu hiệu chỉnh ảnh đơn giản và nhanh chóng thì Photoshop Express Editor là lựa chọn khá phù hợp.

    Được phát triển với mục đích dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, Polarr là một ứng dụng hiệu chỉnh ảnh rất đáng để bạn bỏ thời gian nghiên cứu và trải nghiệm. Polarr hỗ trợ hầu hết các phiên bản trình duyệt và hệ điều hành thông dụng hiện nay, trong đó người dùng có thể lựa chọn 2 hình thức là miễn phí và trả phí.

    Với phiên bản miễn phí, bạn sẽ được cung cấp các công cụ biên tập ảnh cơ bản nhưng không kém phần mạnh mẽ.

    Điểm mạnh của Polarr là cung cấp cho người dùng khả năng kiểm soát và hiệu chỉnh các thông số độ bão hòa, gamma, độ tương phản,… một cách rất chi tiết. Do đó, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia đang tác nghiệp trên một máy tính không có cài đặt sẳn Photoshop thì Polarr là lựa chọn thay thế hoàn hảo dành cho bạn.

    Nếu bạn yêu thích các hiệu ứng ảnh lung linh, các biểu tượng ngộ nghĩnh thì PicMonkey là lựa chọn hoàn toàn phù hợp dành cho bạn.

    Với mục đích đơn giản hóa mọi thao tác, PicMonkey cung cấp cho bạn các công cụ và lựa chọn biên tập ảnh để thao tác một cách nhanh nhất có thể. Mặc dù khá thú vị nhưng bạn cũng sẽ vấp phải một vài điều khó chịu khi sử dụng dưới hình thức miễn phí, còn nếu muốn tự do hơn, có lẽ bạn phải “chịu chi” cho PicMonkey. Nhưng cũng khá rẻ!

    Là dự án biên tập ảnh trực tuyến được xây dựng trên nền CSSGram của lập trình viên Indrashish Ghosh đến từ Ấn Độ. CssFilters cung cấp cho người dùng khả năng biên tập ảnh thông qua các bộ lọc ảnh và các công cụ điều chỉnh thông số hiệu ứng rất rõ ràng và đơn giản. Nếu bạn thích sự đơn giản và không quảng cáo, CssFilters hoàn toàn phù hợp với bạn.
    Chia Sẻ Thủ Thuật Máy Tính - Học Làm IT
    Đăng Ký Nhận Tin